Trúc Linh trong một buổi thuyết trình về tâm lý học đường cho học sinh. Ảnh: NVCCTrúc Linh chia sẻ, khi biết Trường Đại học Monash cấp một suất học bổng cho thí sinh có hoàn cảnh khó khănở một số nước châu Á... em quyết tâm thử sức, dù trước đó chưa từng dám nghĩ mình sẽ du học.
“Bắt đầu từ tháng 7/2024, em làm đơn ứng tuyển. Thời gian chuẩn bị hồ sơ ngắn nên lúc nộp em rất hồi hộp. Biết tin trúng tuyển cũng như số tiền học bổng trường cấp đúng lúc đang băn khoăn chọn lựa giữa các trường đại học trong nước, em đã rất vui sướng”, Trúc Linh kể.
Để chinh phục Trường Đại học Monash, bên cạnh bảng thành tích nổi bật, Trúc Linh còn nỗ lực thể hiện bản thân qua bộ hồ sơ bày tỏ sự thấu hiểu, chia sẻ và đầy ắp tình yêu thương với người mắc bệnh tâm lý.
Linh kể, thời điểm làm hồ sơ, em không tự tin chia sẻ với ai nên rất áp lực. Em phải học xuyên đêm, tự mày mò tìm tài liệu viết bài luận, tham gia các cuộc phỏng vấn.
Nói về khó khăn khi “săn” học bổng Trường Đại học Monash, Linh cho biết, số lượng học bổng của trường chỉ có một suất nên đòi hỏi khắt khe, ngoài chứng chỉ IELTS điểm cao, các ứng viên cần có bảng điểm đẹp, thành tích học tập tốt và chứng minh được hoàn cảnh gia đình, trình bày nguyện vọng học tập.
Linh phải trải qua 3 vòng thử thách, trong đó vòng một nộp đơn và 2 vòng phỏng vấn. Ở vòng nộp đơn, Trúc Linh chuẩn bị bài luận cũng như giấy tờ liên quan do trường yêu cầu.
Chỉ có yêu thương, chia sẻ mới có thể 'chữa lành' tâm hồn
“Các ứng viên nộp hồ sơ đều rất giỏi về học thuật lẫn kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa. Em lấy bản thân làm chất liệu cho bài luận. Em chia sẻ về những gì đã gặp phải và quá trình vượt qua, những cảm xúc tích cực gì mình nhận được”, Linh cho biết.
Em cũng thể hiện trong bài luận khao khát mọi người không thờ ơ với những người mắc bệnh tâm lý, ngược lại, hãy quan tâm, dùng yêu thương làm “liều thuốc chữa lành", giúp họ vượt qua “bóng đen” trong tâm hồn.
Linh kể, em lớn lên trong gia đình có người thân mắc bệnh tâm lý. Một số bạn em, do áp lực trong học tập, cũng bị lo âu, sợ hãi, không dám chia sẻ, không đi thăm khám dẫn đến bệng không thuyên giảm.
Trong khi đó, những người xung quanh thường thờ ơ, coi nhẹ căn bệnh này. Các mạng lưới giúp đỡ về mặt tâm lý cho người trẻ và cộng đồng rất ít, hoặc có nhưng yếu nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Thực tế cuộc sống đã khiến em nhận ra rằng, đối xử yêu thương và ngọt ngào với người bệnh; đồng thời biết lắng nghe, tạo không khí vui vẻ sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ cho họ.
Để hoàn thành các bài luận gửi tới Trường Đại học Monash, nhiều đêm Trúc Linh phải thức trắng, viết đi viết lại nhiều lần. Linh chia sẻ, hồ sơ của em tuy không quá trau chuốt, nhưng nó thể hiện câu chuyện rất thật của chính em.
Hiện Linh chọn học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Monash với hi vọng sẽ trở thành một bác sĩ tâm lý thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ người mắc bệnh. Xa hơn, em sẽ triển khai những mạng lưới, dự án giúp đỡ về mặt tâm lý tại cộng đồng.
Trong thời gian chờ lên đường sang Australia học tập, Trúc Linh tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chương trình ngoại khóa để mở rộng vốn tiếng Anh, học thêm tiếng Trung và trau dồi các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống...
Nhiều du học sinh Việt Nam bị chậm cấp visa, Đại sứ Australia nói gì?Liên quan đến việc nhiều du học sinh Việt Nam bị chậm cấp visa sang Australia giai đoạn này, Đại sứ Australia đã đưa thông tin giải đáp.">